1. Tại sao trẻ em không nghe lời?
Trước khi lý giải nguyên nhân và tìm cách dạy con nghe lời, bạn cần chắc chắn trẻ không bị các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng nghe hoặc hiểu. Và bạn nên biết rằng, dù ở lứa tuổi nào thì trẻ cũng đều có những nhu cầu được lắng nghe và được người khác chấp nhận. Đơn giản như khi cần, trẻ sẽ muốn tự quyết định quần áo mình sẽ mặc, trò chơi mình muốn chơi và cả món ăn mà trẻ thích. Đó chính là nguyên tắc nuôi dạy con ngoan tự lập.
Tuy nhiên, cách trẻ thể hiện nhu cầu và mong muốn của mình đôi khi có thể khá tiêu cực trong mắt bố mẹ. Đó có thể là do trẻ chưa đủ khả năng để kiểm soát cơ thể và ngôn ngữ của mình. Bằng cách chọn không nghe lời, trẻ cho rằng mình có thể khẳng định quyền lực của mình. Do đó, cách dạy con nghe lời hiệu quả là hãy trao cho trẻ quyền được quyết định trong giới hạn nào đó. Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé!
2. Cách dạy con nghe lời hiệu quả
2.1 Đảm bảo trẻ đang không bị phân tâm khi bạn nói
Bạn không chỉ cần yêu cầu trẻ từ xa và mong đợi trẻ thực hiện. Thay vào đó, hãy đến gần trẻ và quan sát trẻ đang làm gì và liệu trẻ có sẵn sàng để lắng nghe, thực hiện yêu cầu của bạn hay không. Nếu trẻ đang làm gì đó, hãy đưa ra vài lời nhận xét để thu hút sự chú ý của trẻ như “Chà, đoàn tàu của con đẹp đấy!”. Lúc này bạn sẽ dễ dàng kết nối và trẻ cũng sẽ dễ dàng lắng nghe bạn hơn.
2.2 Cách dạy con nghe lời: Không lặp lại câu hỏi
Nếu bạn đã hỏi trẻ một lần và không nhận được phản hồi, đừng chỉ lặp lại câu hỏi. Nếu trẻ chưa thực sự chú ý vào lời nói của bạn, hãy thực hiện lại cách dạy con nghe lời ở phần trên.
2.3 Sử dụng ít từ hơn
Hầu hết các bậc cha mẹ thường vô tính làm loãng thông điệp của mình, gây mất sự chú ý của trẻ bằng cách sử dụng quá nhiều từ. Sử dụng càng ít từ khi giao tiếp hoặc yêu cầu trẻ làm gì đó, trẻ sẽ càng dễ tiếp nhận thông tin hơn.
2.4 Cách dạy con nghe lời: Đặt mình vào vị trí của trẻ
Nếu bạn đang bận làm công việc yêu thích của mình mà bị ai đó chen ngang, yêu cầu bạn ngừng lại để làm một việc khác, bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Chắc chắn bạn sẽ không muốn rời đi và bỏ dở việc mình đang làm đâu! Với trẻ nhỏ cũng thế. Vì thế, cách dạy con nghe lời hiệu quả là hãy thừa nhận và tôn trọng việc trẻ đang làm. Trong trường hợp cần thiết, hãy nói nhẹ nhàng “Mẹ biết con đang rất vui vẻ nhưng bây giờ mẹ cần con…”.
2.5 Khuyến khích trẻ hợp tác
Không ai thích bị người khác ra lệnh. Điều này chỉ có thể khiến trẻ dễ trở nên nóng nảy và bất hợp tác. Thay vào đó, cách dạy con nghe lời là hãy luôn giữ giọng nói ấm áp và thấu hiểu, đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm của trẻ trong gia đình để khuyến khích trẻ hợp tác nhé! Chẳng hạn như “Con sẽ không muốn răng mình bị sâu và đau đâu nhỉ? Con cần đánh răng trước khi đi ngủ để các bạn răng được khỏe mạnh đấy!”
2.6 Cách dạy con nghe lời: Hãy bình tĩnh
Khi chúng ta khó chịu, trẻ sẽ cảm thấy không an toàn, dẫn đến sự phản kháng hoặc bỏ chạy. Thay vào đó, hãy hít thở sâu để luôn giữ bình tĩnh, đồng thời ngay khi có thể, hãy hỏi trẻ cần làm gì để xử lý những tình huống xấu do trẻ gây ra. Lưu ý cuộc trò chuyện có ý nghĩa là trao đổi chứ không phải trách móc.
2.7 Thiết lập các thói quen
Thiết lập các thói quen hàng ngày theo một thời gian biểu cố định giúp trẻ dễ dàng vào trạng thái “lên dây cót” và ít bướng bỉnh hơn. Bạn có thể thiết kế những tấm áp phích ngộ nghĩnh và dán trong nhà để trẻ theo đó chịu trách nhiệm với thời gian biểu và những việc mình cần làm.
2.8 Cách dạy con nghe lời: Lắng nghe
Nếu bạn thực sự muốn con lắng nghe bạn, cách dạy con nghe lời hiệu quả nhất là hãy dừng việc bạn đang làm và lắng nghe trẻ khi giao tiếp. Chỉ mất vài phút thôi trẻ sẽ học được tầm quan trọng của việc lắng nghe và chú ý vào câu chuyện mà người đối diện đang chia sẻ.
Trên đây là cách dạy con nghe lời hiệu quả và tâm lý nhất bố mẹ có thể áp dụng mà không cần dùng đến đòn roi. Chúc bạn thực hiện thành công và nuôi dạy bé phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần nhé! Đừng quên theo dõi Cleanipedia để cập nhật thêm nhiều chia sẻ hữu ích khác bạn nhé!